Khám phá bên trong iPad Air, chiếc máy tính bảng thế hệ tiếp theo của Apple

Những chiếc iPad Air đầu tiên đã bắt đầu cập bến Việt Nam và nhiều người vẫn còn đang chờ model yêu thích của mình về tới. Trong khi đó, ở bên kia bờ đại dương, các anh kĩ sư của trang iFixit đã có máy trong tay thì lại tháo tung nó ra để chúng ta xem bên trong mẫu iPad mới nhất những gì. 

Giống những chiếc iPad khác, iPad Air không hề dễ sửa chữa và chỉ được chấm 2 điểm trên thang 10. Apple có tách riêng phần LCD hiển thị và mặt kính để chúng ta không phải thay cả cụm khi bị nứt màn hình, nhưng còn rất nhiều linh kiện khác trong máy được dán keo nên việc tháo ra gắn lại là rất khó khăn, nhất là khi thay pin. Bù lại, hãng đảm bảo độ mỏng cho iPad Air. Giờ thì mời các bạn cùng theo dõi.


Nhân vật chính của chúng ta đây, màu trắng nhé

Chuẩn bị mở màn hình ra, và phải cạy như thế này mới được

Vừa cạy vừa hít mới lên...


Đã mở được phần kính ra, bạn có thể thấy là Apple đã tách riêng hai phần hiển thị và lớp kính, như vậy nếu bạn có làm rớt máy bể kính thì chỉ cần thay mặt kính thôi, đỡ tốn tiền hơn

Bên trong sẽ là lớp LCD hiển thị

Bắt đầu mở nó ra xem có gì bên dưới nào

Tháo ốc ra

iFixit đánh giá việc tách màn hình này ra là khá dễ dàng

Hai thỏi pin chiếm diện tích cực lớn, gần hết không gian của ipad Air là pin

iPad Air sở hữu viên pin 3,73V với dung lượng 32,9Wh, có hai cell. Để dễ so sánh thì iPad 4 có pin 43Whr, 3 cell. Nhưng mặc dù sỡ hữu pin nhỏ hơn nhưng thời lượng dùng pin của Air lại tương đương iPad 4
Tháo rời màn hình ra xem xét cho kĩ nào

Hóa ra màn hình của iPad Air là do LG làm, ít nhất là trên model mà iFixit mổ xẻ

Đây là khay SIM và phần bo mạch


Tháo phần khung này ra cho dễ thao tác hơn nào



Đây là nút home của chúng ta, không có TouchID nhé các bạn

Giờ thì cạy pin ra. Mặc dù pin không bị dán hay hàn chặt vào bo mạch nhưng Apple lại dán nó vào thân máy, nên việc thay thế cũng không hề dễ dàng chút nào

Tháo pin ra hoàn toàn luôn

Cạy khay SIM ra

Bo mạch chủ của iPad Air đây. Chúng ta sẽ xem xét nó tiếp
Có thể thấy rõ ràng màu đỏ chính là Apple A7, SoC trung tâm và là bộ não của iPad Air. Con chip này dựa trên kiến trúc ARMv8 và hỗ trợ cho điện toán 64 bit. Hai nhân của nó hoạt động với xung nhịp cao hơn một chút so với iPhone. Chưa hết, màu cam là RAM 1GB, màu vàng là bộ nhớ trong 16GB, màu xanh lá là chip Apple M7 do NXP sản xuất, màu hồng là module Wi-Fi, màu đen là bộ giải mã âm thanh cùng loại với iPhone 5c.

Xem gần lại anh chàng A7 của chúng ta nào

Màu đỏ trong hình này là bộ điều khiển màn hình cảm ứng của iPad Air do Broadcom sản xuất

Màu đỏ là bộ xử lí Qualcomm LTE M9616 với RAM riêng của nó là 128MB, màu xanh là bộ khuếch đại năng lượng giống iPhone 5s, màu xanh lá là hai module sóng di động, màu đen là IC quản lí nguồn



Cổng Lightning bị bóc ra khỏi thân máy, ngoài ra còn có hai ăng-ten Wi-Fi MIMO giúp tăng tốc độ truy cập Wi-Fi

Camera trước của thiết bị đây

Đây là hai loa của iPAd Air

Camera sau 5 megapixel

Tất cả linh kiện của iPad Air

Theo: iFixit
Chia sẻ Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét